Công nghệ Zigbee là gì? Ưu nhược điểm và hoạt động như thế nào

cong-nghe-zigbee-la-gi

Zigbee được coi là giao thức mạng đơn giản và hiệu quả nhất. Nó có thể đồng bộ hóa các thiết bị công nghệ khác nhau, tạo nên một hệ sinh thái trong lĩnh vực nhà thông minh. Vậy công nghệ ZigBee là gì? Ưu nhược điểm và hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Công nghệ Zigbee là gì?

ZigBee là kết nối được xây dựng theo chuẩn IEEE 802.15.4, giống với sóng Wi-Fi mà bạn thường sử dụng, điểm khác biệt là ZigBee sử dụng mức tiêu thụ điện năng thấp hơn, phù hợp sử dụng cho các thiết bị nhỏ gọn chạy bằng pin. Trong điều kiện chuẩn tần số 2,4 GHz, sóng Zigbee có thể truyền từ 10 – 100 mét trong điều kiện môi trường tốt, không gặp vật cản và không bị nhiễu mạng nhiều. Một tính năng quan trọng của ZigBee là có thể hoạt động ở dạng mess, nghĩa là thiết bị có thể chuyển tiếp tín hiệu qua các thiết bị trung gian để tăng diện tích hoạt động.

ZigBee ra đời để thay thế các kết nối cá nhân không dây (WPAN) như Bluetooth, Wi-Fi vì đơn giản hơn, tiêu thụ ít năng lượng và chi phí ít hơn. Đây cũng là lý do tại sao nhiều thiết bị thông minh sử dụng pin, thời gian hoạt động lâu thường sử dụng ZigBee, ví dụ như cảm biến. Người ta còn sử dụng ZigBee trong hệ thống thu thập dữ liệu nhà máy, hệ thống giám sát giao thông vì không cần truyền tải lượng lớn dữ liệu nhưng cần pin có thời lượng sử dụng lâu dài, giảm thiểu việc bảo trì.

cong-nghe-zigbee-la-gi
Công nghệ Zigbee là gì?

ZigBee được sử dụng trong những thiết bị thông minh nào?

Hiện nay, công nghệ này thường được trang bị trong:

Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng thiết bị thông minh Zigbee

Có thể thấy, Zigbee là công nghệ không dây cung cấp giải pháp điều khiển các thiết bị trong cuộc sống hiện đại. Nhìn chung, Zigbee có một số ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm của công nghệ Zigbee

Hiện nay, mạng Zigbee được sử dụng rộng rãi trong các ngôi nhà thông minh bởi nó có những ưu điểm vượt trội như:

  • Cài đặt đơn giản: Việc cài đặt thiết bị sử dụng mạng Zigbee rất đơn giản và dễ dàng và hoạt động ổn định.
  • Kết nối Internet: Thông qua kết nối Internet, người dùng dễ dàng điều khiển các thiết bị. Nhờ đó, việc điều khiển trong ngôi nhà thông minh của người dùng cũng dễ dàng hơn.
  • Khả năng mở rộng cao: Mạng Zigbee không cần nhiều bộ phát trung tâm vì các thiết bị sử dụng mạng này có thể vừa nhận và truyền dữ liệu đến các thiết bị khác. Nhờ đó, nó sẽ trở thành một mạng lưới rất rộng lớn và ngày càng mở rộng. Zigbee có thể mở rộng tới 65.000 thiết bị trong cùng một hệ thống, sử dụng mã hóa AES-128 nên mang lại tính bảo mật cao.

cong-nghe-zigbee-la-gi

Nhược điểm của công nghệ ZigBee

Ngoài những ưu điểm trên, Zigbee còn một số nhược điểm như:

  • Trong khu vực quá rộng, mạng Zigbee không thể bao phủ toàn bộ. Lúc này bạn cần một thiết bị để mở rộng vùng phủ sóng, đó là bộ lặp ZigBee.
  • Mạng Zigbee sẽ bị yếu khi gặp vật cản lớn hoặc nhà có nhiều phòng vì không thể xuyên qua tường.
  • Độ ổn định của sóng Zigbee không ổn định bằng thiết bị có dây.

Có nên mua thiết bị thông minh có công nghệ ZigBee không?

Nếu công nghệ đáp ứng được nhu cầu của bạn thì không có lý do gì mà không mua, đặc biệt là khi phiên bản ZigBee thường rẻ hơn phiên bản Wi-Fi trong cùng một sản phẩm. Điều khiển thiết bị nhanh chóng và ổn định cũng là điều mà nhiều người sử dụng thích ở ZigBee.

cong-nghe-zigbee-la-gi
Thiết bị thông minh có công nghệ ZigBee

Sóng zigbee có hại không?

Sóng zigbee không gây hại cho con người, sinh vật mà còn đi xuyên tường, giúp nâng cao tính thẩm mỹ, mang lại lợi ích tối ưu khi lắp đặt. Chính vì những tiêu chuẩn và khả năng ứng dụng của Zigbee mà các nhà phát triển sản phẩm đã chọn nó làm tiêu chuẩn truyền thông của mình.

ZigBee là công nghệ kết nối mạnh mẽ, linh hoạt, có khả năng kết nối nhiều thiết bị, chống nhiễu tốt, tương tác hoàn hảo với các thiết bị cùng mạng nên sẽ là loại kết nối được sử dụng rộng rãi trong thời gian tới. Trên đây là những thông tin trả lời công nghệ zigbee là gì. Nếu bạn đọc có câu hỏi thắc mắc, tìm mua sản phẩm có kết nối Zigbee thì hãy liên hệ với Kênh nhà cửa & Đời sống để được trợ giúp nhé.